Giải đáp nỗi băn khoăn trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên dùng sữa không?


Chào bác sĩ, tôi muốn hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa (https://iwthanoi.vn/benh-tieu-hoa/roi-loan-duong-tieu-hoa/) có nên uống sữa không? Bởi bé nhà tôi hơn 1 tuổi và đang bị rối loạn tiêu hóa. Mong bác sĩ giải đáp sớm. Xin cảm ơn.

 

Trẻ em, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?

 

Trả lời cho câu hỏi của bạn trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không thì cần phải căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể, nguyên nhân, mức độ rối loạn tiêu hóa thì từ đó mới có thể khẳng định rằng trẻ có thể uống sữa hay không. Bạn không nói rõ tình trạng rối loạn của con bạn hiện tại như thế nào thì rất khó có thể đưa ra tư vấn cụ thể. Tuy nhiên, chúng tôi có một số lời khuyên như sau.

- Trường hợp nếu trẻ bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, khả năng tiêu hóa kém, tế bào nhung mao ruột bị tổn thương khiến khả năng bài tiết các men tiêu hóa giảm, dẫn tới không tiêu hóa được đường lactose có trong thành phần sữa bò. Với những trường hợp này, trong thời gian bị rối loạn tiêu hóa, bạn không nên cho trẻ uống sữa bò tươi, váng sữa, sữa đặc có đường mà nên sử dụng sữa đậu nành, sữa chua,… Với những bé uống sữa công thức thì nên dùng loại sữa cho trẻ tiêu chảy không có đường lactose.

 

- Trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa do đổi sữa mới, mẹ nên ngưng ngay việc sử dụng loại sữa đó. Nếu trẻ đang bú song song cả sữa mẹ và sữa công thức thì nên cho bé bú mẹ nhiều hơn vì trong sữa mẹ có chứa nhiều nước và kháng thể sẽ hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa của trẻ đã tạm ổn định, mẹ có thể cho trẻ dùng lại loại sữa bé đã quen dùng nhưng nên dùng từng chút một và theo dõi phản ứng của cơ thể bé để tránh tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa tái lại.

- Trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dùng thuốc kháng sinh thì cần ngừng thuốc và đưa bé đến gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn hướng xử trí phù hợp.

- Trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống thì cần điều chỉnh chế độ ăn, mẹ cần giảm tạm thời số lượng sữa động vật và đường lactose trong sữa vì nó có thể khiến tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.

Thực tế trong một số trường hợp không nhất thiết phải bỏ hoàn toàn việc uống sữa trong khi trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn nên pha sữa loãng hơn và cho trẻ dùng chút một nếu thấy các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng hơn thì cần ngừng ngay hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại sữa nào tốt nhất cho trẻ trong thời điểm hiện tại.

 

Ngoài ra cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Không sử dụng thức ăn có nhiều dầu mỡ, chất cay, quá ngọt và nhiều chất đạm khi chế biến thức ăn cho trẻ trong thời gian này.

- Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm cứng, khó tiêu, các loại gỏi.

- Tránh thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, nước giải khát, hoa quả sấy khô… và thực phẩm nhiều chất xơ khó tiêu như các loại đậu.

- Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, pizza, thịt hộp, hamburger, thịt gà rán,... Những món ăn này khó tiêu sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé phải làm việc quá sức và làm rối loạn tiêu hóa càng trầm trọng hơn.